Hiện nay, tình hình kinh tế nước ta đang rất phát triển, nhất là lĩnh vực vận chuyển hàng hóa. Các tuyến quốc lộ ngày càng được đầu tư mở rộng, điển hình có thể thấy ở các tỉnh miền Tây là quốc lộ 1A đã được nâng cấp và mở rộng cho các xe tải chở hàng hóa có thể di chuyển xuống các tỉnh miền Tây thuận lợi hơn. Do đó, có thể nhận thấy nghề tài xế đang là ngành nghề đang được tuyển rất nhiều. Lướt các trang mạng tuyển dụng sẽ thấy rất nhiều công ty, doanh nghiệp tuyển tài xế vận chuyển hàng hóa với thu nhập tương đối cao. Hoặc nhiều gia đình muốn mua xe ô tô tất nhiên sẽ cần tài xế hoặc thi bằng lái xe ô tô để lái xe. Nhưng bằng lái xe hạng nào có thể lái được xe ô tô và xe tải tải trọng dưới 3.500kg, cùng đọc bài viết dưới đây để biết rõ hơn nhé!
Bằng lái xe B1 là gì?
Bằng lái xe B1 là loại chứng chỉ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ phương tiện theo đúng quy định của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như xe ô tô có đến 9 chỗ ngồi, xe tải chuyên dụng tải trọng dưới 3.500 kg… Đặc biệt theo quy định, bằng lái xe B1 không được sử dụng để hành nghề kinh doanh lái xe dịch vụ.
Bằng lái xe B1 lái được xe gì?
Căn cứ vào Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT để nắm được quy định về bằng B1 lái xe gì như sau:
Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.
Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Như vậy, bằng lái xe B1 có 2 loại, bao gồm:
- Bằng lái xe B1 số tự động được dùng để lái xe số tự động có 4-9 chỗ ngồi và ô tô tải, kể cả ô tô tải số tự động chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; Máy kéo kéo một rơ móc có hệ thống điều khiển bằng hộp số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
- Bằng lái xe B1 số sàn được phép điều khiển các loại xe có 4-9 chỗ ngồi; Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Học bằng lái xe B1 trong bao lâu?
Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về thời gian đào tạo lái xe hạng B1, B2, C như sau:
1. Thời gian đào tạo
a) Hạng B1:
– Xe số tự động: 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340);
– Xe số cơ khí (số sàn): 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420);
Theo khảo sát, giá học bằng lái xe B1 tại các trung tâm đào tạo sát hạch lấy giấy phép lái xe hiện nay dao động từ 4 – hơn 6 triệu đồng. Ngoài ra, khoản 3 Điều 35 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.
Thời hạn sử dụng bằng lái xe B1
Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định thời hạn của giấy phép lái xe:
“Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.”
Điều kiện học bằng lái xe B1
Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
- Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe đủ 18 tuổi), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
Bằng lái xe B1 có được lái xe số sàn hay không?
Trong hệ thống các loại giấy phép lái xe (GPLX) tại Việt Nam, bằng lái xe hạng B bao gồm 2 loại B1 và B2. Đây là loại bằng lái dành cho xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi và có tải trọng dưới 3,5 tấn và cũng là loại bằng lái xe ô tô phổ biến nhất hiện nay.
Khi các dòng xe ô tô được trang bị hộp số tự động trở nên ngày một phổ biến và được sử dụng rộng rãi tại nước ta, nhu cầu có thêm loại bằng lái dành riêng cho xe số tự động nảy sinh. Do đó, từ 1/1/2016, GPLX số tự động chính thức được Bộ GTVT bổ sung, áp dụng.
Tuy nhiên, GPLX số tự động được xếp vào hạng bằng B1, dễ gây nhầm lẫn với bằng B1 cũ – loại vẫn cho phép điều khiển xe số sàn. Để phân biệt giữa hai loại bằng này, Bộ GTVT đã thống nhất gọi tên bằng lái xe số tự động là bằng B11. Cụ thể như sau:
Bằng B11: Cấp cho những người không hành nghề lái xe, được điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi; Ô tô tải chuyên dùng số tự động, có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Bằng B1: Cấp cho những người không hành nghề lái xe, được điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Như vậy, người có GPLX hạng B11 không được điều khiển xe ô tô số sàn. Trong khi đó, GPLX hạng B1 được phép điều khiển xe ô tô số sàn. Cả hai loại bằng này đều không cho phép hành nghề lái xe.
Người có GPLX hạng B11 điều khiển xe số sàn sẽ vi phạm lỗi “Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển”. Theo điểm a khoản 7, điều 21 Nghị định 46/2016/ NĐ-CP, lỗi này có mức xử phạt từ 4 – 6 triệu đồng.
Tổng hợp
Trường Lái Hậu Giang là trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe lớn tại khu vực phía Nam, Trường Lái Hậu Giang luôn nghiên cứu đổi mới quy trình quản lý và đào tạo, giúp Quý học viên đạt được GPLX một cách thuận tiện nhất. Với hơn 14 năm kinh nghiệm trong việc đào tạo các bằng lái xe hạng: A2, B1, B2, C và D, Trường Lái Hậu Giang tự hào là nơi đào tạo sát hạch lái xe chất lượng tại khu vực phía Nam.
Trường Đào Tạo Nghề Và Sát Hạch Lái Xe Hậu Giang
Hotline: (029) 33606222 – (029) 32472727
Email: truonglaihaugiang@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/truonglaihaugiang
Website: https://truonglaihaugiang.com/
Chi nhánh 1: QL61C, Nhơn nghĩa A, Châu Thành A, Hậu Giang.
Chi nhánh 2: Số 19/8, Phường 4, Vị Thanh, Hậu Giang.